Như với bất cứ cuộc hành trình nào, việc xây nhà đòi hỏi bạn đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng cũng như lên kế hoạch chi tiết cho mọi việc. Bạn sẽ muốn có thể hình dung chính xác nhất về kết quả có thể đạt được, cũng như dự toán sơ bộ chi phí cần bỏ ra. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cho bạn cách có cái nhìn đa chiều và cụ thể hơn.
7 bước thực hiện, theo trình tự thời gian của việc xây nhà
Việc xây dựng ngôi nhà không chỉ đơn giản như việc “tôi muốn một ngôi nhà với 3 phòng ngủ và 2 phòng tắm”, bạn cần nhiều hơn thế.
1. Đặt mục tiêu
Xác định ngôi nhà bạn mong muốn và từng bước để đạt được mục tiêu đó. Bạn sẽ cần phải huy động cả trái tim và lý trí để đảm bảo mục tiêu đặt vừa thực tế vừa mang đậm dấu ấn cá nhân. Chính vì vậy, từng yếu tố cần phải được chú trọng để đạt được kết quả chuẩn xác nhất.
Hãy tự hỏi chính bản thân mình:
- Bạn căn nhà sắp tới như nào?
- Bạn muốn ở đâu?
- Bạn có thể đầu tư bao nhiêu cho việc xây nhà?
- Với chi phí này liệu có khả thi không?
- Nếu không thì kế hoạch B của tôi sẽ như nào?
Việc có câu trả lời cho những câu hỏi này không chỉ khiến bạn rõ ràng hơn mà còn giúp truyền đạt chuẩn xác nhất cho đơn vị thiết kế biết được cần phải làm gì. Hãy cho kiến trúc sư biết những điều đó ngay từ buổi khảo sát ban đầu.
2. Thiết lập ngân sách:
Bắt đầu với ngân sách hiện tại của bạn, kiểm tra lại số tiền bạn tiết kiệm được hay tài khoản ngân hàng, ….. Liệu số tiền của có phù hợp với ngôi nhà mong muốn hay không? Chi phí thông thường bao gồm: chi đất đai, thuế, phí thiết kế, chi phí xây dựng, mua sắm đồ đạc, đầu tư cho trang trí nội thất,… Cũng đừng quên dự trù cho những khoản phát sinh không mong muốn. Hãy thường xuyên cập nhật danh sách những khoản đã chi để theo dõi và có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Việc hạch toán kỹ ngay từ khi bắt đầu sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những khoản phát sinh.
3. Lựa chọn địa điểm:
Đó có thể là mảnh đất bạn được gia đình trao tặng, cũng có thể là một nơi xa lạ hoàn toàn. Xác định xem bạn muốn sống ở đâu. Bạn muốn môi trường sống như nào? Để ý đến địa thế, môi trường xung quanh, khí hậu, điều kiện y tế, giáo dục,… Cũng đừng lo lắng quá nhiều nếu đó là một khoảnh đất bỏ hoang (nhưng biết đâu đang nằm trong khu quy hoạch tuyệt đẹp). Rất có thể sau khi xây nhà hoàn thiện, chính bạn là người mang đến diện mạo mới cho chúng.
Và nếu như địa điểm đó hơi đặc biệt, như một căn nhà nhìn ra biển hay một nơi nghỉ dưỡng ở trên núi. Nhưng hiện tại bạn chưa đủ khả năng kinh tế hay còn nhiều rằng buộc khác. Không vấn đề gì. Hãy giữ ước mơ của mình, rồi đến một ngày bạn sẽ đạt được nó….
4. Lựa chọn đơn vị Thiết kế, thi công:
Đừng mạo hiểm với món đầu tư có thể là lớn nhất trong đời mình. Thay vì tự mình làm tất cả, từ thiết kế đến xây nhà. Tin tôi đi, rất ít người làm được điều đó. Hãy lựa chọn người đồng hành cùng. Tham khảo ý kiến từ chuyên gia, những người có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, không bao giờ là khoản đầu tư vô ích.
Kiến trúc sư chủ trì và đơn vị thi công, không chỉ là người thực hiện, biến giấc mơ của bạn thành hiện thực mà còn là người chuẩn bệnh, đưa ra những giải pháp. Chính họ chứ không phải bạn, biết được điều gì là cần, điều gì là hợp lý. Cũng như tất cả các chuyên gia khác, kiến trúc sư sẽ là người định hướng cho bạn đi đúng đường và khiến cuộc hành trình thêm thú vị. Cũng đừng đánh giá thấp vai trò của việc thiết kế nội thất. Bạn sẽ không muốn ai nhìn vào căn nhà từ bên ngoài cũng trầm trồ nhưng lại thất vọng khi bước vào bên trong đâu.
Lựa chọn đơn vị Tư vấn thiết kế, thi công thật kỹ lưỡng. Hãy đảm bảo rằng họ không phải sự lựa chọn cuối cùng. Hay chỉ đơn giản vì bạn có thể thuê họ với chi phí rẻ nhất.
5. Lên kế hoạch:
Dù là cá nhân, công ty hay cơ quan tổ chức, đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của việc có một kế hoạch xây nhà cụ thể và chi tiết. Ngay từ giai đoạn thiết kế, hãy đảm bảo rằng bạn đã có những kế hoạch sơ bộ, thậm chí khá chi tiết cho việc xây nhà. Tiên liệu trước tất cả các tình huống có thể xảy ra. Bạn sẽ không muốn sau khi xây xong mới tiếc rẻ “Giá như…” đâu.
Go big or go home. Làm thì làm đến nơi đến chốn, không thì thôi. Tôi không có ý nói bạn phải làm thật lớn. Không phải về quy mô hay độ xa hoa của công trình mà là điều bạn thực sự muốn làm. Xây mới hay cải tạo một ngôi nhà, không phải chỉ là chỗ để ở, mà là nơi bạn dành cả cuộc đời mình. Hãy tạo dựng một cái gì đó của bạn, thuộc về bạn, thứ sẽ khiến bạn tự hào hay ít nhất mang dấu ấn của mình.
Bám sát theo kế hoạch đã định, một cách quyết đoán. Đừng để bị rơi vào cảnh đẽo cày giữa đường bởi vô vàn ý kiến của những người xung quanh hay những gì bạn nhìn thấy trên mạng internet.
Lên kế hoạch đạt được mục đích, và rồi bạn sẽ có giải pháp để hiện thực hóa nó, bằng nhiều cách, đừng chùn bước trước những trở ngại trước mắt.
6. Chấp nhận thực tế
Bạn đã có hình dung sơ bộ về ngôi nhà, có kế hoạch biến nó thành hiện thực. Hồ sơ cấp phép xây dựng được phê duyệt và chuẩn bị đủ tiền. Điều duy nhất còn lại là làm thế nào để đảm bảo việc xây dựng diễn ra theo mong muốn, theo đúng thiết kế của kiến trúc sư. Tuy nhiên dù bạn đã tính kỹ đến đâu, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng. Đừng lo lắng, cũng như phản ứng thái quá, vội vàng đổ lỗi cho kiến trúc sư hay đơn vị thi công. Hãy chia sẻ một cách bình tĩnh và cởi mở, họ đều là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình.
7. Tận hưởng thành quả:
Bạn đã thật sự dành nhiều tâm huyết và thời gian cho công trình của đời người. Bạn cũng đã chi ra kha khá. Vì vậy hãy tận hưởng nó một các tối đa. Đầu tư cho phần nội thất, và bạn sẽ thấy rằng đây thật sự là một nơi đáng sống, một món đầu tư thật sự đáng giá từng xu. Một nơi mà bạn gọi là nhà, là của bạn, là tuyên ngôn của bạn với cả thế giới.